Khi mà sự gắn bó với bệnh tật cản trở việc khỏi bệnh

Bị đau ốm, điều đó không bao giờ là dễ chịu cả. Và mặc dù vậy, người ta vẫn tìm thấy trong một căn bệnh, ngay cả bệnh hiểm nghèo, những điều lợi nào đó.

Khi những lợi ích của việc đau ốm lớn hơn những bất lợi, thì điều đó cản trở việc khỏi bệnh. Trên thực tế, một phần của chúng ta từ chối việc khỏi bệnh.

Lợi ích thứ phát là một kiểu lợi ích đi kèm.

Chúng ta cùng xem ví dụ của Anne Ancelin Shützenberger trong sách của cô: “Muốn khỏi bệnh”

Một người phụ nữ mắc bệnh ung thư và tái phát liên tục. Khi bác sĩ nói về lợi ích thứ phát, cô trả lời:

  • “Nhưng những lợi ích thứ phát trong căn bệnh của tôi, tôi không hề có! Điều mà ông hỏi tôi thật là ghê tởm. Tôi đến gặp ông chỉ là vì tôi muốn khỏi bệnh!”

Bác sĩ nhấn mạnh:

  • “Thực sự là không có bất kỳ lợi ích thứ phát nào chứ?”
  • “Không.”

Bác sĩ khăng khăng lại lần nữa:

  • “Khi bị bệnh, bà có những lợi gì?”

Bà ta trả lời trong thầm thì:

  • “Khi tôi đến bệnh viện và nhận chẩn đoán tôi tệ, và rằng tôi phải phẫu thuật, em gái tôi đã đến thăm tôi. Đó là thời điểm duy nhất cô ấy không ghen tị với tôi.” Và bà bắt đầu khóc. “Em gái tôi thể hiện tình cảm tốt đẹp với tôi khi tôi hấp hối, và chỉ khi ấy mà thôi ”

Tại sao vị bác sĩ cứ nhắc đi nhắc lại lý do này? Việc hành hạ người phụ nữ bị bệnh hiểm nghèo này là đề làm gì? Trên thực tế, việc làm ấy là để giúp người bệnh này!

Trên thực tế, một lợi ích thứ phát có thể cản trở chúng ta lành bệnh, mặc cho điều ấy đi ngược với những mong muốn trong ý thức của chúng ta. Nó giống như là một sợi dây trói chặt chúng ta với căn bệnh và không thả chúng ta ra. Vai trò của bác sĩ là giúp đỡ chúng ta cắt sợi dây này, cởi bỏ nút thắt để nó giải phóng căn bệnh khỏi chúng ta.

“Tôi gắn bó với căn bệnh này vì điều gì?”

Khi một bệnh tật có vẻ như có vị trí vững chắc ở trong chúng ta, chúng ta có thể tự đặt cho mình câu hỏi: “Tôi gắn bó với căn bệnh này vì điều gì?”, thậm chí không cần sự giúp đỡ của bác sĩ.

Câu trả lời có thể rất thú vị, giống như trong ví dụ ở trên: “Người phụ nữ này đang giải quyết vấn đề về tình cảm, sự nhập nhằng yêu/ghét trong gia đình. Bà ta không cần phải hấp hối để có mối quan hệ tốt với em của bà. Và bà ta trở nên ổn định lại, bệnh tình cải thiện dần”.

Lợi ích thứ phát nằm trong vô thức của chúng ta

Lợi ích thứ phát có thể rất khác nhau tùy theo mỗi người. Nó có thể là để thu hút sự chú ý của xung quanh, để bỏ đi trách nhiệm mà bạn cân nhắc, để không bắt buộc phải làm việc nào đó mà bạn không muốn…

Chú ý: lợi ích thứ phát không có nguồn gốc từ một chiến thuật để giữ lại căn bệnh với mình. Mà ngược lại, những lợi ích thứ phát này là vô thức, chúng ta không ý thức được điều gì gắn / trói mình với bệnh tật. Cần phải đưa điều này lên ý thức, từ đó chúng ta sẽ giải phóng mình khỏi bệnh tật.

Việc khám phá những lợi ích thứ phát giúp việc lành bệnh trở nên dễ dàng hơn.

Ngô Thị Thu Huyền.

Tham khảo: http://www.e-sante.fr/quand-attachement-sa-maladie-empeche-guerir/actualite/1208